1. Bánh mì là gì?
Bánh mì là một thực phẩm chế biến từ bột mì từ ngũ cốc được nghiền ra trộn với nước, thường là bằng cách nướng. Trong suốt quá trình lịch sử nó đã được phổ biến trên toàn thế giới và là một trong những loại thực phẩm nhân tạo lâu đời nhất, và rất quan trọng kể từ lúc ban đầu của ngành nông nghiệp.
Có nhiều cách kết hợp và tỷ lệ của các loại bột và các nguyên liệu khác, và cũng có các công thức nấu ăn truyền thống khác nhau và phương thức để tạo ra bánh mì. Kết quả là có rất nhiều chủng loại, hình dạng, kích thước và kết cấu của bánh mì ở các vùng khác nhau.
Bánh mì có thể được lên men bằng nhiều quá trình khác nhau, từ việc sử dụng các vi sinh vật tự nhiên (ví dụ như trong bột chua) cho tới cách dùng phương pháp thông khí nhân tạo với áp lực cao trong quá trình chuẩn bị hoặc nướng.
Tuy nhiên, một số sản phẩm bánh mì còn lại không để lên men, hoặc vì cho sở thích, hoặc vì lý do truyền thống hay tôn giáo. Nhiều thành phần không phải ngũ cốc có thể được đưa vào bánh mì: từ trái cây và các loại hạt đến các chất béo khác nhau. Bánh mì thương mại nói riêng thường chứa các chất phụ gia, một số trong số chúng không có dinh dưỡng nhằm cải thiện hương vị, kết cấu, màu sắc, thời hạn sử dụng, hoặc để sản xuất dễ dàng hơn.
Tùy thuộc vào các phong tục tập quán địa phương, bánh mì có thể được ăn với các hình thức khác nhau tại bất kỳ bữa ăn nào trong ngày. Nó cũng được ăn như một món ăn nhẹ, hoặc sử dụng như một thành phần trong chế phẩm ẩm thực khác, chẳng hạn như các món chiên được bọc trong những lớp bánh mì để không bị dính, hoặc làm thành phần chính của một bánh mì pudding, dùng làm chất độn để chèn vào răng sâu, hoặc giữ lại nước trái cây để chúng đỡ mất đi bằng cách nhỏ giọt.
2. Lịch sử - Nguồn gốc của Bánh mì & Bánh mì Việt Nam
Bánh mì là một trong những thực phẩm được sản xuất lâu đời nhất. Bằng chứng từ 30.000 năm trước tại châu Âu cho thấy có một lượng tinh bột trên các hòn đá được sử dụng để cắt xẻ cây. Có thể là trong thời gian này, chiết xuất tinh bột từ rễ của các cây, như đuôi mèo và dương xỉ, đã được đặt trên một tảng đá bằng phẳng, sau đó được đặt trên một ngọn lửa và nấu thành một dạng bánh mì cắt lát nguyên thủy. Khoảng năm 10.000 TCN, với bình minh của Thời đại đồ đá mới và sự mở rộng của nông nghiệp, các loại ngũ cốc, đặc biệt là lúa mì đã trở thành thành phần chính của bánh mì. Bào tử nấm men có mặt khắp nơi, kể cả trên bề mặt của cây lương thực, vì vậy bất kỳ bột mì nào để lâu sẽ được lên men tự nhiên. Có nhiều nguồn sách vở cho thấy bánh mì thời gian đầu được lên men. Nấm men trong không khí có thể được dùng bằng cách để lại bột mì chưa nấu tiếp xúc với không khí một thời gian trước khi nấu.
Năm 1961, quá trình làm bánh mì đã được phát triển, trong đó sử dụng các áp lực cơ khí lớn lên bột mì để làm giảm đáng kể thời gian lên men và thời gian thực hiện để tạo ra một ổ bánh mì. Quá trình này sử dụng quy trình trộn năng lượng cao cho phép sử dụng các hạt protein thấp hơn, hiện nay được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới trong các nhà máy lớn. Nhờ thế bánh mì có thể được sản xuất rất nhanh chóng và với chi phí thấp cho nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng.
Vẫn có một giả thiết cho rằng người Ai Cập sống bên bờ sông Nile đã phát minh ra bánh mì. "Người Ai Cập ghi chép lại tất cả trên giấy cói và khắc lên đá những thời điểm quan trọng của cuộc sống hàng ngày. Những hành động được cho là kéo dài và lặp đi lặp lại ngay cả bên kia thế giới" - nhà sử học người Pháp Adrien Berthelot giải thích với nhật báo công giáo La Croix (25/07/2016). Theo ông thì sự chuyển đổi lúa mì thành bánh xảy ra vào thời kỳ trái đất ấm lên. Quá trình định cư và phát triển trồng trọt được nhận thấy tại nhiều địa điểm trên khắp hành tinh và diễn ra trong cùng một khoảng thời gian. Nước là yếu tố cần thiết để làm hoạt động chu trình sản xuất. Sông Nile, với những trận lũ lụt và sình lầy mầu mỡ, đã mở ra con đường này cho người Ai Cập. Vùng Lưỡng Hà (Mesopotamia) là khu vực lý tưởng. Herodote từng nói rằng Ai Cập là một món quà của sông Nile. Một ốc đảo trải dài đến 2.000km, trở thành khu vực trồng ngũ cốc quan trọng và là điểm khởi đầu của vựa trồng lúa mì của người La Mã...
Và trong các cuộc trường chinh của Alexandre Đại Đế (356 - 323 trước Công Nguyên), người Hy Lạp đã chiếm được phát minh của người Ai Cập: đó là bánh mì. Bằng cách cải tiến nó và thêm vào các hương vị như hồi hay mật ong, họ đã đưa bánh mì vào kỷ nguyên của ẩm thực với 72 loại khác nhau.
Dù với bất cứ giả thuyết hay công trình nghiên cứu nào thì cho đến hiện tại lúa mạch - một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với lúa, bắp (ngô), sắn và khoai tây, vẫn là nguyên liệu chính tạo nên bánh mì.
Nguồn gốc Bánh mì Việt Nam
Có rất nhiều người không đồng tình với quan điểm bánh mì Việt Nam có nguồn gốc từ Pháp, nhưng trên thực tế, bánh mì dần du nhập về Việt Nam, và đặc biệt là Sài Gòn từ những năm 1859, cuộc viễn chinh chiếm thành Gia Định của thực dân Pháp đã đem bánh mì đến gần hơn với người dân. Ban đầu, loại thức ăn này được dân ta nhìn nhận như một món ăn chơi, không được coi là món ăn chính. Bánh mì được dùng để ăn cho qua bữa, ko đầy đủ đàng hoàng như bữa cơm thường lệ. Dần dà, bánh mì đã trở thành một trong những nét đặc trưng của ẩm thực Việt.
Có thể bạn chưa biết!
Nguồn gốc bánh mì tại Pháp
Một trăm năm trước Công Nguyên, người La Mã đã lắp đặt cối xay bằng nước để hoạt động các thớt cối xay. Và phải đến hơn 4 thế kỷ sau đó, người Gaulois (Pháp) mới biết đến phát minh này. Tại Pháp, quy định đầu tiên về bánh mì xuất hiện vào năm 630, dưới thời vua Dagobert: Các tiệm bánh mì phải nằm gần hoàng gia, các thành trì và tu viện. Những người làm bánh mì được gọi là "talemelier".
Vào thế kỷ XI, bánh mì là một trong những loại lương thực chính. Được Cơ Đốc Giáo khuyến khích sản xuất và phân phối, nó trở thành nguồn thu nhập chính của giáo hội. Phần lớn nông dân tự làm bánh và chỉ trả một khoản phí để xay hạt và một khoản khác để được quyền sử dụng lò nướng chung, từ đó xuất hiện loại bánh mì đen.
Khởi thủy của bánh mì tại Sài Gòn nói riêng, và của Việt Nam nói chung, chính là bánh mì Baguette của người Pháp mang đến vào đầu thế kỷ 19. Đến năm 1975, những lò nướng bằng gạch truyền thống của người Pháp vào thập niên 50 - 60 đã không đủ khả năng đáp ứng với lượng cầu ngày càng tăng tại Sài Gòn, do đó đã sản sinh ra một số lò nướng bằng điện và loại “bánh mì lò thùng phuy” được chế biến từ những thùng phuy lớn (200L).
Trong quá trình cải biên, người Sài Gòn đã chế biến Baguette lại thành bánh mì đặc trưng của Sài Gòn với chiều dài ngắn hơn, chỉ khoảng 30 – 40 cm. Ổ bánh mì biến chế và thêm nhân thịt, trở nên quen thuộc đến mức trở thành món ăn bình dân của người Việt Nam, được cho là có từ 150 năm nay. Và tùy thuộc vào thành phần nhân được kẹp bên trong mà bánh mì kẹp có tên gọi khác nhau.